Showing posts with label kiến thức. Show all posts
Showing posts with label kiến thức. Show all posts

Wednesday, January 18, 2017

Mẹo thi bằng lái xe máy A1

Với những người có trí nhớ tốt thì việc học thuộc bồ đề 150 câu hỏi thi bằng lái xe máy A1 là điều rất dễ dàng, nhưng với phần còn lại thiếu thời gian để học vì vẫn đề công việc và học tập thì đó thực sự là một thử thách. Thực ra đề thi bằng lái xe máy A1 hiện nay đều có những quy tắc lồng ghép trong đó, nắm được những quy tắc này những người bình thường nhất cũng có thể áp dụng và thi qua.


Đề thi lý thuyết lái xe có 20 câu tất cả, và phải trả lời đúng 16 câu trở lên thì mới qua được vòng thi lý thuyết. Dưới đây là video hướng dẫn mẹo thi lý thuyết.


Sunday, January 1, 2017

Tâm Lý Học Con Người Phần 5 : Thuật Thôi Miên Và Cách Thôi Miên Đơn Giản


Sự phân chia của trí óc

Cuộc đời của bạn được điều khiển bạn 3 phần của trí tuệ : ý thức, tiềm thức vô thức. Nhưng không có sự phân chia rõ ràng giữa tiềm thức và vô thức nên ta tạm coi nó là một. Ý thức và tiềm thức cùng hoạt động và phối hợp với nhau để hình thành trí óc của chúng ta với các vai trò khác nhau. Ý thức là phần trí tuệ dựa trên lí trí của chúng ta, còn tiềm thức là trí tuệ của cảm xúc.

Khi bạn tạo ra một sự thay đổi diễn ra trong tiềm thức, nó rất dễ dàng và tự nhiên mà không phải gặp quá nhiều rào cản như một quyết tâm thay đổi bởi ý thức. Thuật thôi miên giúp cho chúng ta có thể viết trực tiếp một chương trình hoạt động trong tiềm thức để tạo ra được sự thay đổi mà mình mong muốn mà không cần thông qua ý thức.

cach thoi mien
thoi mien


Bí mật của ý chí

Bạn đã bao giờ thử dùng ý chí của mình để loại bỏ một thói quen xấu và xây dựng một thói quen mới như việc dừng hút thuốc hay ngừng ăn một loại thực phẩm ưa thích. Và câu trả lời thường là bạn sẽ thất bại. Bộ não chúng ta hoạt động theo kiểu càng cấm thì càng cứ, Nếu một ai đó nói với bạn "Mày không được nghĩ đến chuyện tình dục", thì bạn có thể đoán được hình ảnh nào sẽ hiện lên trong đầu bạn rồi đó. Do đó đừng nói "không được" mà cần tạo ra một sự thay đổi thực sự trong tiềm thức.

thuat thoi mien
thoi mien ma


Thuật thôi miên hoạt động như thế nào ?

thôi miên hoạt động bằng cách tác động trực tiếp vào tiềm thức của bạn và sử dụng sức mạnh của nó để đạt được mục tiêu bạn muốn thiết lập cho bản thân mình. Thôi miên là trạng thái tự nhiên nhất của sự tập trung thư giãn mà cho phép bạn can thiệp trực tiếp vào tiềm thức của mình. Nhà thoi mien sẽ tìm cách đưa bạn vào trạng tháng này và sau đó ra lệnh trực tiếp cho nó, nhờ đó bạn có thể làm được những việc và ở điều kiện bình thường mình không thể làm như cai rượu hoặc chữa khỏi một căn bênh nào đó. Co nhiều cach thoi mien khác nhau, ngoài ra bạn cũng có thể tự thôi miên chính mình bằng phương pháp "Tự Kỷ Ám Thị", đó là thuật thôi miên bằng cách lặp đi lặp lại trong đầu mình một khẳng định nào đó tới khi nó ngấm vào tiem thuc thì mới thôi. Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta hãy theo dõi ở những phần sau.



Friday, December 30, 2016

Tâm Lý Học Con Người Phần 4 : Sức Mạnh Tiềm Thức Và Thành Công Của Con Người

Tiềm thức phục vụ bạn như một loại dịch vụ vậy, nó hoạt động ngày đêm để duy trì cuộc sống của bạn từ duy trì nhịp đập của tim, tiêu hóa, trao đổi chất ... giống như bạn đang làm việc để duy trì sự tồn tại của một quốc gia vậy. Và khi bạn yêu cầu một thứ gì đó thì nó sẽ lục tung trí nhớ lên để lấy thứ đó ra cho bạn. Ví dụ như khi bạn nghĩ về một cái xe hơi thì tiềm thức sẽ tìm các thông tin và hình ảnh liên quan để giao cho ý thức của bạn. Nhưng đôi lúc nó cũng hoạt động không được tốt và kết quả không như mong muốn. Đó là một cuộc đối thoại diễn ra ngay bên trong đầu bạn, bạn tự nói chuyện với chính bản thân mình, thật thú vị phải không. Nhưng sức mạnh của tiềm thức lớn hơn rất nhiều những gì bạn có thể thấy đó, nó là cánh cửa để mở ra những giới hạn mới cho khả năng của con người. Và để đạt được thành công thì điều khiển được tiềm thức cũng là một vấn đề quan trọng.

Sức Mạnh Của Tiềm Thức


Một trong những cách để để điều khiển được tiềm thức là khẳng định với chính bản thân mình bằng những câu nói tích cực chỉ vài phút mỗi ngày. Chẳng hạn như "tôi có thể làm tốt hơn khả năng của mình hiện nay" ... Đây là cách để làm cho tiềm thức tin rằng đó là điều nó cần phải làm và sẽ hành động để giúp bạn đạt được điều đó.

Nói tóm lại, nếu tiềm thức tin và điều gì đó thì nó sẽ giúp bạn đạt được điều đó. Tác động của nó lớn đến nỗi ông tổ của ngành tâm lý học Mỹ cũng phải thốt nên rằng nó là phát kiến quan trọng nhất trong hàng chục năm. Trí óc bạn giống như tảng băng trôi vậy, phần không nhìn thấy được to lớn hơn nhiều so với phần bạn có thể thấy, Khi bạn tập viết chữ, bạn phải học cách điều khiển tay làm sao để hình thành các nét chữ, khi bạn làm điều đó đủ nhiều thì đến một lúc nào đó sự khéo tay của bạn trở thành một chương trình trong tiềm thức khiến cho bạn không thể viết sai nổi nữa. Tất cả những kĩ năng bạn học được sẽ dần dần trở thành các chương trình trong tiềm thức. Nếu bạn hỏi một thằng có thể đánh máy với tốc độ 100 từ / phút về vị trí các phím chữ thì chưa chắc bọn nó đã nhớ ra đâu.

Bristol đã viết trong cuốn "ma thuật của niềm tin" rằng "khi ý thức là nguồn gốc của tư tưởng thì tiềm thức là nguồn gốc của sức mạnh". Nó vẫn hoạt động kể cả khi bạn đang ngủ, và bảo vệ tính mạng cho bạn mỗi khi có nguy hiểm xảy ra. Chính những chương trình trong tiềm thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành công và thất bại của bạn. Nó không quan tâm đến đúng sai, tốt xấu nên hãy cẩn thận với niềm tin của bạn có đi đúng hướng hay không. Nếu trong đầu bạn lúc nào cũng nghĩ về bệnh tật thì có thể tiềm thức sẽ tin và giúp bạn thường xuyên bị bệnh và bạn lại đổ lỗi cho số phận của mình. Đó là một điều kì diệu, có thể bạn đã từng có lần nghĩ nát óc về một bài toán mãi không ra và ngủ thiếp đi, đến sáng hôm sau thức dậy đột nhiên bạn lại tìm ra được lời giải

Hãy suy nghĩ và tưởng tượng về người và bạn muốn trở thành, nuôi dưỡng ước mơ và biến nó thành một chương trình trong tiềm thức. Nó sẽ hành động để giúp bạn, còn nếu bạn đánh mất niềm tin vào chính mình thì coi như hết hy vọng.



Thursday, December 29, 2016

Tâm Lý Học Con Người Phần 3 : Bản Ngã Tự Ngã Siêu Ngã Và Nhân Cách Con Người

Nhà tâm lý học người Áo gốc Do Thái Sigmund Freud (người khai sinh ra ngành phân tâm học) trong quá trình nghiên cứu và điều trị các bệnh tâm lý của con người, ông đã khái quát lên một lý thuyết mới về cấu trúc của nhân cách con người. Theo lý thuyết này thì Freud phân chia cấu trúc tinh thần của con người thành 3 bộ phận là Bản Ngã (Id), Tự Ngã (Ego) Siêu Ngã (Super Ego). 3 bộ phận này tương ứng với 3 tầng của nhân cách con người. Bản Ngã là phần tối tăm nhất và gắn liền với các hoạt động vô thức, vì một lý do nào đó mà những cảm xúc của người đã không những bị giấu kín với người khác mà còn giấu kín với chính bản thân người đó, đây là căn nguyên của rất nhiều vấn đề tâm lý mà chúng ta gặp phải. Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào những khái niệm này.

Sigmund Freud
Lý Thuyết Nhân Cách Con Người


Bản Ngã - Id

Bản Ngã là cấp độ thấp nhất và cũng là bộ phận sơ khai nhất của nhân cách con người, đó là thứ mà chúng ta kế thừa từ tổ tiên khi còn là động vật của loài người, nơi chứa đựng những bản năng gốc của con người và hoạt động trên nguyên tắc tính dục hay là khoái cảm. Theo Freud, Bản Ngã là phần nhân cách tối tăm và không thể chạm tới được của con người, nó là sợi dây giúp ta đi ngược tới quá khứ thú vật của loài người và nó hoàn toàn vô thức, đã có từ ngay khi con người được sinh ra và có tính di truyền. 

Để hiểu được về Id, cách trực quan nhất là nhìn vào một đứa bé, khi nó đói thì nó sẽ đòi ăn bất kể điều gì đang xảy ra, và khi không được đáp ứng thì nó sẽ khóc. Bản Ngã cũng hoạt động theo cách tương tự như vậy, Khi nó muốn một thứ gì đó nó sẽ tìm mọi cách để đáp ứng, ít nhất là bằng cách tưởng tượng. Nếu không được thỏa mãn nó sẽ trừng phạt cơ thể chúng ta bằng nhiều cách, từ sinh ra những cảm xúc tiêu cực khiến chúng ta khó chịu đến cả việc đổ bệnh. Những cảm xúc đau khổ, lo âu mà mỗi người gặp phải trong cuộc sống cũng từ cái thằng này mà ra. Theo Freud thì Id mù quáng, tham lam và tàn ác, mục đích duy nhất của nó là thỏa mãn các ham muốn mà đéo thèm quan tâm tới hệ quả, với bản ngã thì giá trị đạo đức như thiện ác, tốt xấu về cơ bản là không tồn tại.

Tự Ngã - Ego

Khi mới sinh ra, một đứa trẻ mới chỉ có phần nhân cách duy nhất là Id, nhưng theo thời gian dưới tác động của môi trường sống id dần phân rã và xuất hiện thêm thành phần mới là Tự Ngã - Ego. Ego được dẫn dắt và điều khiển bởi các quy tắc để thích nghi với môi trường sống, do đó nó mâu thuẫn với nguyên lý tính dục của Id. Vì các ham muốn của Id là không giới hạn và không thể đáp ứng được nên Ego phải chiếm quyền điều khiển cơ thể và ngăn cản các ham muốn vượt quá khả năng và mâu thuẫn với quy tắc xã hội, điều này giúp giữ cho chúng ta bảo toàn mạng sống và tránh phạm pháp, nhưng không phải lúc nào Ego cũng thành công nếu những ham muốn của Id quá mạnh. Tuy nhiên cuộc chiến của Tự Ngã và Bản Ngã cũng là khởi nguyên của bệnh tâm thần, trầm cảm ... và ảnh hưởng trầm trọng tới nhân cách khi mà những cảm xúc bị kìm hãm và dồn nén.

Siêu Ngã - Super Ego

Siêu Ngã là mức độ cao hơn cả của nhân cách con người, nó là tập hợp các quy tắc, kiến thức, ... học được từ môi trường, gia đình, xã hội ... nó cũng là nơi chứa đựng lương tâm. Siêu Ngã là những chuẩn mực cho Tự Ngã - Ego đối chiếu, hành động. Khi Id vi phạm những nguyên tắc của Siêu Ngã thì lúc đó chúng ta có cảm giác tội lỗi. Và sau cùng, Siêu Ngã cũng thuộc về vô thức.

Khi cả Id, Ego và Super có thể hòa hợp với nhau thì đó là lúc chúng ta đang ở trong trạng thái hạnh phúc, Ngược lại, chúng ta ở trong trạng thái rất thê thảm. Freud từng nói : "tất cả mọi loại bệnh về tinh thần, đều là biểu hiện của những rối loạn sinh lý". Không thể cho rằng những rối loạn này do đổ vỡ trong chuyện tình cảm mà ra, mà dấu hiệu của nó có thể đã xuất phát ngay từ thời thơ ấu với những mặc cảm tính dục. Vì các quy tắc mà gia đình, xã hội áp đặt lên mà mỗi con người bằng cách này hay cách khác buộc phải kiềm chế các ham muốn và cảm xúc của mình, và dần dần chất chồng các nỗi đau "dồn nén", những dồn nén từ thời ấu thơ là sâu sắc và khó có thể chữa khỏi nhất, thậm chí có thể đã biến mất khỏi ý thức và rơi vào vùng quên lãng sâu trong vô thức. Những người bệnh thường cố gắng che đậy những dồn nén này và nhiệm vụ của người bác sĩ tâm lý là phải để người bệnh bộc lộ ra những dồn nén đó.

Trở lại với Id, nó là nơi phát sinh của rất nhiều vấn đề về tâm lý nhưng cũng là cội nguồn của mọi sự sáng tạo, trí tưởng tượng, tôn giáo, nghệ thuật, những phát minh và những khả năng phi thường của con người dựa trên sự phát sinh năng lượng tính dục. Id là thứ không thể kiếm soát nhưng cũng là thứ mạnh mẽ nhất mà con người có.



Tuesday, December 27, 2016

Tâm Lý Học Con Người Phần 2 : Những Khuôn Mẫu Cư Xử

Bạn có biết có những người mà lúc nào cũng đến muộn không ? Mathews từng chơi tennis với một anh chàng luôn đến trễ. Họ định chơi tennis trước trước trước giờ đi làm ở sân hilton. Mathews nói với anh ta : "David, chúng ta sẽ chơi tennis vào đúng 7h sáng mai nhé, nếu ai đến trễ sẽ bị phạt 10$". Và rốt cuộc anh ta vẫn tới trễ và từ đó David không bao giờ đến chơi tennis nữa.

David thực sự không hề muốn tới trễ nhưng bên trong tiềm thức của anh ta đã có một chương trình được viết sẵn bảo với David rằng "Mày lúc nào cũng là kẻ đến muộn" và cuộc đời anh ta cũng hoạt động theo theo cách y như vậy. Nếu một ngày đẹp trời nào đó David đột nhiên dậy sớm và có thể đến đúng giờ thì chương trình bên trong tiềm thức của anh ta sẽ lại tìm ra một lý do gì đó khiến anh ta đến trễ như là quên chùm chìa khóa, đụng phải một cái cây ... và rồi cuối cùng David lại đến muộn.

Khuôn mẫu bi kịch


Có rất nhiều người mang khuôn mẫu này, cuộc đời họ là một chuỗi những bi kịch dài. Khi bạn gặp họ ở đâu đó và hỏi rằng "Anh vẫn ổn chứ" thì ngay tức khắc họ sẽ trả lời con chó vừa mới bị ngộ độc, cái ti vi gặp trục trặc hay bà vợ lại vừa làm một điều gì đó ngu ngốc. Mỗi khi cuộc đời họ diễn ra một cách tốt đẹp thì ở đâu đó trong tiềm thức có tiếng nói bảo họ rằng "Này, thế là không ổn đâu, mọi việc không thể đơn giản thế được" và ngay sau đó, mọi điều gì đó tồi tệ này xảy ra, và họ nghĩ "thế mới đúng, mọi việc lại bình thường rồi".

Khuôn mẫu tai nạn 


Một số người luôn gặp phải tai nạn, từ ngã cầu thang, tai nạn xe hơi ... Tôi biết một cô gái trong vòng 20 năm đã thay đến 5 cái xe hơi, cô ta nói cứ mỗi lần mua xe mới thì sau vài hôm lại tông và đâu đó hoặc ai đó đâm và đuôi xe, sau vài lần như thế cô ta không thèm mua xe mới nữa.

Khuôn mẫu bệnh hoạn


Có những người luôn luôn ốm yếu, năm nào cũng phải ốm nặng hoặc cảm lạnh vài lần, và có những người mỗi khi có một sự kiện lớn gì đó là lại đổ bệnh. 

Khuôn mẫu lộn xộn 


Một vài người luôn lộn xộn, nếu bạn tới bạn làm việc của họ và có lòng tốt muốn dọn dẹp cho họ, thì chỉ cần 30 phút họ ngồi vào bàn, mọi thứ lại trông như một đống rác. 

Khuôn mẫu tôi chỉ đủ sống


Đối với hình mẫu này, mỗi khi họ có cơ hội nào đó để đổi đời thì bằng cách này hay cách khác họ sẽ lại để vuột mất cơ hội đó và cuộc sống lại trở về như cũ. 

andrew matthews
Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi


Những mẫu tích cực


Mẫu tiêu cực nhiều như vậy liệu có mẫu nào tốt không ? Bạn có biết có những người luôn có mặt đúng nơi và đúng lúc không, họ đầu cơ kinh doanh khi cơ hội vừa đến và bán nhà ngay trước khi có cái nhà tù được xây gần đó. Và bạn nghĩ làm sao họ làm được như vậy nhỉ, ước gì tôi may mắn bằng nửa họ. Có mặt đúng nơi và đúng lúc cũng là một mẫu tích cực. 

Thay đổi khuôn mẫu


Nếu được chọn thì tôi dám cá ai cũng sẽ chọn cho mình những mẫu tích cực, vậy còn những mẫu tiêu cực ai cũng muốn tránh thì phải làm sao ? khi nào thì chúng mới chấm dứt ? Câu trả lời là "Cuộc sống thay đổi khi chúng ta thay đổi". 

Tuy nhiên mọi thay đổi đều có thử thách và không phải ai cũng có thể thay đổi được. Hãy suy nghĩ thật nghiệm túc trước khi đưa ra một quyết định thay đổi.


Tâm Lý Học Con Người Phần 1 : Ý Thức, Tiềm Thức Và Vô Thức - 3 Trụ Cột Của Não Bộ

Đã bao giờ bạn tự hỏi chính bản thân mình rằng tại sao khi đang đi trên đường bạn đang mải suy nghĩ về tên sếp khó tính ở công ty hay những câu chuyện phiếm với những người đồng nghiệp rồi đột nhiên bạn dừng lại và nhận ra là mình đã về đến nhà, khi bạn đi ngủ bạn có nghĩ đến việc làm thế nào để thở không ... bạn đâu cần phải ý thức khi làm những việc đó phải không nào. Vậy nếu bạn không làm thì ai làm đây. Thật là khó hiểu phải không ?

Rất may là một nhà tâm lý học người Áo tên là Sigmund Freud đã dày công nghiên cứu để đưa ra cho chúng ta một câu trả lời, và khám phá ra 3 cấu thành của tâm lý con người về mặt logic, đó là ý thức, tiềm thức và vô thức. Trí óc của chúng ta giống như một tảng băng trôi, phần chúng ta có thể nhìn thấy được là ý thức, và một phần rất lớn chìm sâu dưới nước mà chúng ta không thể thấy được là tiềm thức và vô thức. Nhưng cái phần không nhìn thấy được này lại chịu trách nhiệm với hầu hết những gì chúng ta đạt được trong cuộc sống, kể cả niềm vui, hạnh phúc và nỗi buồn. Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu hơn vào những khái niệm này.

Tiềm Thức
Tâm lý con người giống như tảng băng trôi

Ý Thức 

Ý thức là phần suy nghĩ dựa trên lập luận logic của bạn, nó là thứ giúp cho loài người trở nên khác biệt với các loài động vật, là thứ giúp bạn đưa ra những quyết định dựa trên những quy tắc bạn học được từ cuộc sống và phản kháng lại những điều sai lệch với những quy tắc này. Khi sinh ra về cơ bản chúng ta chưa có ý thức mà chúng được nào vào não bộ trong suốt cuộc đời 

Tiềm Thức và Vô Thức

Có nhiều người cho rằng tiềm thức và vô thức là một, nhưng chúng vẫn có những sự khác biệt nhất định. Tiềm thức là những phần tâm trí nằm bên dưới mà bình thường bạn không thể nhận ra được, chúng kiểm soát các hoạt động để duy trì sự sống của chúng ta như việc thở hay những cảm xúc vui buồn giận hờn hoặc những kiến thức được tích tụ từ rất lâu của chúng ta. Nhưng khi cần thì những phần tâm trí này vẫn có thể xuất hiện trên sân khấu của ý thức như là việc nhớ lại một thứ gì đó mà chúng ta đã quên là đời nào rồi. Còn Vô Thức là phần tối tăm, bị chôn vùi sâu nhất trong não bộ của chúng ta, dù có nào cách nào cũng không thể lôi ra được.


Có thể ví ý thức của chúng ta như cánh buồm định hướng cho ta tiến về phía trước còn tiềm thức mái chèo đẩy chúng ta đi. Nếu cánh buồn chỉ hướng sai thì chiếc thuyền sẽ đâm đầu vào đá còn mái chèo quá yếu thì cũng không thể đi được. Tiềm thức hoạt động giống như một cỗ máy được lập trình, nó không cần biết đúng sai mà chỉ làm theo những gì nó được hướng dẫn, nhưng nó cũng cánh cửa mở ra những khả năng vô hạn của con người. Còn làm sao để lập trình được cho tiềm thức thì chúng ta sẽ tìm hiểu ở những bài viết tiếp theo. 

Tâm lý học là một thứ gì đó tưởng như rất phức tạp nhưng lại hiện hữu ngay trong chính bản thân mỗi con người, 

Trong bạn lúc này là sức mạnh để làm những việc mà bạn không bao giờ nghĩ mình có thể làm được.
Bạn sẽ có được nguồn sức mạnh này ngay khi bạn thay đổi niềm tin của mình.