Cô gái: Bác ơi bán cho cháu hai bát cháo thịt
nhé.
Bác: Ừ, hai cháu đợi bác một chút, bác xong
ngay đây. J
Câu chuyện có lẽ sẽ chẳng có gì đặc biệt, nếu
sau một hồi ngồi tâm sự, chàng và nàng
tranh nhau trả tiền khi hai bát cháo vẫn còn đầy.
Bà chủ tỏ vẻ ngạc nhiên: Sao hai cháu không
ăn mà bát vẫn còn nguyên vậy?
Chàng trai trả lời cụt lụt, với lòng sĩ diện
dâng trào như kẻ chụp được phút giây thể hiện mình: vì người yêu không ăn nên
không muốn ăn.
Nhiều người dám nhìn thẳng vào sự thật cho
rằng thói sĩ diện là MÓN ĂN BÌNH DÂN của người Việt mà bạn có thể gặp bât cứ
nơi nào, ở đâu và bất cứ ai. Người ta sĩ diện trong lúc đi ăn với bạn gái, lúc
có tiền môt chút, hay khi mới được thăng chức… Sĩ diện mang đến cho họ cảm giác
của lòng kiêu hãnh như được đứng cao hơn người khác một bậc, nhưng thực ra theo
tôi ấy là sự ẢO TƯỞNG SỨC MẠNH ĂN HẠI.
Thử tưởng tượng xem, nhiều bạn gái đi ăn với
người yêu, rõ ràng kêu đói mà cứ ngồi gắp thức ăn như mèo, nhỏ nhẹ đến “cọng
giá phải cắn làm tư” khiến chàng không khỏi lo lắng “hay thức ăn không ngon?”.
Chẳng mấy chốc, bạn lại bắt gặp nàng ở nhà, ngồi một mình sụp soạt bát mỳ tôm
vì lòng dạ đói cồn cào.
Trái ngược với người Tây, người Việt đi nhà
hàng rất hiếm khi ăn hết thức ăn, thường chỉ nhìn ngắm nó như kiểu “ngán lắm rồi”.
Ấy thế, có lúc lại vồ vập từng miếng một khi vào quán Buffe, để rồi trong câu
chuyện không vui tại một nhà hàng Thái Lan họ phải để hẳn chữ Việt to đùng “ Không tiếp khách Việt Nam”. Đồ ăn
không có tội! Phải chăng, ta không biết trân trọng sức lao động, của người khác
và của chính mình.
“Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”.
Thói sĩ diện giống như một thứ axit vô hình ăn mòn suy nghĩ, khiến ta phải trói mình trong cái lồng của sự
giả tạo, không dám thể hiện cũng như sống thật với chính mình.
Thế nên cũng dễ hiểu tại sao giờ lại có lắm
cặp vợ chống chia tay sau khi kết hôn đến như vậy. Đơn giản, khi yêu là giai đoạn
nồng cháy nhất, ngọt ngào nhất, cũng là những phút giây tốt đẹp nhất. Nhưng “Vàng
chưa thử lửa thì khó mà biết đấy là vàng thật hay giả”. Chỉ đến khi sống cùng
nhau, phải sát mặt nhau hàng ngày, chàng mới tá hóa “Ơ, khi yêu nhau, người yêu trắng và xinh thế, mà sao giờ nhìn nàng để mặt mộc lại chẳng được như vậy”.
Nàng cũng hết sức bàng hoàng về thái độ anh chồng khi không còn được ân cần chu đáo và nâng niu
như xưa nữa.
Buồn ơi là sầu!
Chẳng phải trỉ trích, chê bai hay lên án một
ai, đơn giản tôi chỉ góp một hòn gạch để bạn hiểu và dám nhìn thẳng vào sự thật
mà thôi.
Hãy là chính mình, đừng để người khác biến
bạn thành một con rối bởi lẽ nếu người yêu bạn chỉ khen bạn lúc trang điểm, lúc
xinh xắn nhưng lại phàn nàn khi cô ý để mặt mộc thì bạn biết mình phải làm gì rồi
đó. Chia tay sớm là vừa, đừng để lâu kẻo
muộn!