Đã bao giờ bạn nhìn xuống đôi chân của mình
rồi tự hỏi “thế qué nào mình lại phải mang dép, đeo đẳng cho nó đến hết cuộc đời”
chưa? :P (“thằng viết bài này bị điên à, hỏi câu ngu thế, bởi có hàng ngàn lý
do để trả lời câu hỏi ngốc xít này, chẳng như đi dép sẽ tránh được một hòn đá
hay mẩu kim tiên nào đấy, hay nhu cầu
làm đẹp của con người…).
Hầu hết mọi người đều cho rằng gia đình là
tất cả, là giá trí vĩnh viễn tồn tại bên trong mỗi người, cũng giống như đôi
dép kia, gia đình sẽ đeo bám cho đến khi bạn “trở về với cát bụi”. Không phủ nhận
những giá trị thiêng liêng và cao quý của gia đình trong mối quan hệ với một đứa
trẻ từ lúc sinh ra cho tới khi khôn lớn trưởng thành.
Thế nhưng, ở một góc độ khác, đặt vào nếp
suy nghĩ và văn hóa của người Việt lâu nay, đôi khi gia đình lại là MỘT GÁNH NẶNG,
là rào cản trong việc xây dựng một cá
nhân độc lập. Những câu nói vô thưởng vô phạt như “trách nhiệm thuộc về tập thể,
ý thức của mỗi cá nhân” nghe thì có vẻ to tát, nhưng thực ra chả có ý nghĩa gì
cả. Nó xuất phát từ một nếp suy nghĩ vô kỉ luật, vô trách nhiệm và văn hóa BẦY
ĐÀN của ta lâu nay.
Gia đình không phải là tất cả??? Tại sao vậy?
Thử hỏi những em bé đang học cấp 1 xem, một ngày nó phải học nhiêu tiếng, phải
thi học sinh giỏi bao nhiêu lần trong năm, phải đi học thêm bao nhiêu môn,…và
cuối cùng dành bao nhiêu thời gian để vui chơi, thỏa sức sáng tạo??? Không phủ
nhận, người Việt hiếu học, nhưng nhiều khi nó cũng phát từ sự SĨ DIỆN HÃO thì
đúng hơn. Bởi lẽ “con của cán bộ mà học dốt thì còn gì nhục bằng!”.
Gia
đình có phải là ÁP LỰC đối với bạn? Bạn đang theo học trường đại học cho
bố mẹ chọn hay nó xuất phát từ ước mơ, niềm đam mê? Hãy thú thật với chính
mình. Sau khi giải thoát cuộc đời học trò sau chuỗi ngày tháng ôn thi “quằn quại
trên đống bài vở” bằng tấm vé vào đại học, có lẽ bố mẹ còn vui mừng hơn tôi nhiều.
Đương nhiên là ngoài việc hạnh phúc cho con, hơn cả đó còn là niềm tự hào vô
giá khi được KHOE với mọi người.