Tuesday, December 27, 2016

Tâm Lý Học Con Người Phần 2 : Những Khuôn Mẫu Cư Xử

Bạn có biết có những người mà lúc nào cũng đến muộn không ? Mathews từng chơi tennis với một anh chàng luôn đến trễ. Họ định chơi tennis trước trước trước giờ đi làm ở sân hilton. Mathews nói với anh ta : "David, chúng ta sẽ chơi tennis vào đúng 7h sáng mai nhé, nếu ai đến trễ sẽ bị phạt 10$". Và rốt cuộc anh ta vẫn tới trễ và từ đó David không bao giờ đến chơi tennis nữa.

David thực sự không hề muốn tới trễ nhưng bên trong tiềm thức của anh ta đã có một chương trình được viết sẵn bảo với David rằng "Mày lúc nào cũng là kẻ đến muộn" và cuộc đời anh ta cũng hoạt động theo theo cách y như vậy. Nếu một ngày đẹp trời nào đó David đột nhiên dậy sớm và có thể đến đúng giờ thì chương trình bên trong tiềm thức của anh ta sẽ lại tìm ra một lý do gì đó khiến anh ta đến trễ như là quên chùm chìa khóa, đụng phải một cái cây ... và rồi cuối cùng David lại đến muộn.

Khuôn mẫu bi kịch


Có rất nhiều người mang khuôn mẫu này, cuộc đời họ là một chuỗi những bi kịch dài. Khi bạn gặp họ ở đâu đó và hỏi rằng "Anh vẫn ổn chứ" thì ngay tức khắc họ sẽ trả lời con chó vừa mới bị ngộ độc, cái ti vi gặp trục trặc hay bà vợ lại vừa làm một điều gì đó ngu ngốc. Mỗi khi cuộc đời họ diễn ra một cách tốt đẹp thì ở đâu đó trong tiềm thức có tiếng nói bảo họ rằng "Này, thế là không ổn đâu, mọi việc không thể đơn giản thế được" và ngay sau đó, mọi điều gì đó tồi tệ này xảy ra, và họ nghĩ "thế mới đúng, mọi việc lại bình thường rồi".

Khuôn mẫu tai nạn 


Một số người luôn gặp phải tai nạn, từ ngã cầu thang, tai nạn xe hơi ... Tôi biết một cô gái trong vòng 20 năm đã thay đến 5 cái xe hơi, cô ta nói cứ mỗi lần mua xe mới thì sau vài hôm lại tông và đâu đó hoặc ai đó đâm và đuôi xe, sau vài lần như thế cô ta không thèm mua xe mới nữa.

Khuôn mẫu bệnh hoạn


Có những người luôn luôn ốm yếu, năm nào cũng phải ốm nặng hoặc cảm lạnh vài lần, và có những người mỗi khi có một sự kiện lớn gì đó là lại đổ bệnh. 

Khuôn mẫu lộn xộn 


Một vài người luôn lộn xộn, nếu bạn tới bạn làm việc của họ và có lòng tốt muốn dọn dẹp cho họ, thì chỉ cần 30 phút họ ngồi vào bàn, mọi thứ lại trông như một đống rác. 

Khuôn mẫu tôi chỉ đủ sống


Đối với hình mẫu này, mỗi khi họ có cơ hội nào đó để đổi đời thì bằng cách này hay cách khác họ sẽ lại để vuột mất cơ hội đó và cuộc sống lại trở về như cũ. 

andrew matthews
Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi


Những mẫu tích cực


Mẫu tiêu cực nhiều như vậy liệu có mẫu nào tốt không ? Bạn có biết có những người luôn có mặt đúng nơi và đúng lúc không, họ đầu cơ kinh doanh khi cơ hội vừa đến và bán nhà ngay trước khi có cái nhà tù được xây gần đó. Và bạn nghĩ làm sao họ làm được như vậy nhỉ, ước gì tôi may mắn bằng nửa họ. Có mặt đúng nơi và đúng lúc cũng là một mẫu tích cực. 

Thay đổi khuôn mẫu


Nếu được chọn thì tôi dám cá ai cũng sẽ chọn cho mình những mẫu tích cực, vậy còn những mẫu tiêu cực ai cũng muốn tránh thì phải làm sao ? khi nào thì chúng mới chấm dứt ? Câu trả lời là "Cuộc sống thay đổi khi chúng ta thay đổi". 

Tuy nhiên mọi thay đổi đều có thử thách và không phải ai cũng có thể thay đổi được. Hãy suy nghĩ thật nghiệm túc trước khi đưa ra một quyết định thay đổi.


Tâm Lý Học Con Người Phần 1 : Ý Thức, Tiềm Thức Và Vô Thức - 3 Trụ Cột Của Não Bộ

Đã bao giờ bạn tự hỏi chính bản thân mình rằng tại sao khi đang đi trên đường bạn đang mải suy nghĩ về tên sếp khó tính ở công ty hay những câu chuyện phiếm với những người đồng nghiệp rồi đột nhiên bạn dừng lại và nhận ra là mình đã về đến nhà, khi bạn đi ngủ bạn có nghĩ đến việc làm thế nào để thở không ... bạn đâu cần phải ý thức khi làm những việc đó phải không nào. Vậy nếu bạn không làm thì ai làm đây. Thật là khó hiểu phải không ?

Rất may là một nhà tâm lý học người Áo tên là Sigmund Freud đã dày công nghiên cứu để đưa ra cho chúng ta một câu trả lời, và khám phá ra 3 cấu thành của tâm lý con người về mặt logic, đó là ý thức, tiềm thức và vô thức. Trí óc của chúng ta giống như một tảng băng trôi, phần chúng ta có thể nhìn thấy được là ý thức, và một phần rất lớn chìm sâu dưới nước mà chúng ta không thể thấy được là tiềm thức và vô thức. Nhưng cái phần không nhìn thấy được này lại chịu trách nhiệm với hầu hết những gì chúng ta đạt được trong cuộc sống, kể cả niềm vui, hạnh phúc và nỗi buồn. Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu hơn vào những khái niệm này.

Tiềm Thức
Tâm lý con người giống như tảng băng trôi

Ý Thức 

Ý thức là phần suy nghĩ dựa trên lập luận logic của bạn, nó là thứ giúp cho loài người trở nên khác biệt với các loài động vật, là thứ giúp bạn đưa ra những quyết định dựa trên những quy tắc bạn học được từ cuộc sống và phản kháng lại những điều sai lệch với những quy tắc này. Khi sinh ra về cơ bản chúng ta chưa có ý thức mà chúng được nào vào não bộ trong suốt cuộc đời 

Tiềm Thức và Vô Thức

Có nhiều người cho rằng tiềm thức và vô thức là một, nhưng chúng vẫn có những sự khác biệt nhất định. Tiềm thức là những phần tâm trí nằm bên dưới mà bình thường bạn không thể nhận ra được, chúng kiểm soát các hoạt động để duy trì sự sống của chúng ta như việc thở hay những cảm xúc vui buồn giận hờn hoặc những kiến thức được tích tụ từ rất lâu của chúng ta. Nhưng khi cần thì những phần tâm trí này vẫn có thể xuất hiện trên sân khấu của ý thức như là việc nhớ lại một thứ gì đó mà chúng ta đã quên là đời nào rồi. Còn Vô Thức là phần tối tăm, bị chôn vùi sâu nhất trong não bộ của chúng ta, dù có nào cách nào cũng không thể lôi ra được.


Có thể ví ý thức của chúng ta như cánh buồm định hướng cho ta tiến về phía trước còn tiềm thức mái chèo đẩy chúng ta đi. Nếu cánh buồn chỉ hướng sai thì chiếc thuyền sẽ đâm đầu vào đá còn mái chèo quá yếu thì cũng không thể đi được. Tiềm thức hoạt động giống như một cỗ máy được lập trình, nó không cần biết đúng sai mà chỉ làm theo những gì nó được hướng dẫn, nhưng nó cũng cánh cửa mở ra những khả năng vô hạn của con người. Còn làm sao để lập trình được cho tiềm thức thì chúng ta sẽ tìm hiểu ở những bài viết tiếp theo. 

Tâm lý học là một thứ gì đó tưởng như rất phức tạp nhưng lại hiện hữu ngay trong chính bản thân mỗi con người, 

Trong bạn lúc này là sức mạnh để làm những việc mà bạn không bao giờ nghĩ mình có thể làm được.
Bạn sẽ có được nguồn sức mạnh này ngay khi bạn thay đổi niềm tin của mình.

Thursday, April 3, 2014

Tôi sinh ra không phải để làm một người tầm thường

Người xưa nói: “Trông mặt mà bắt hành dong”, nhưng có lẽ đến nay câu nói đó không hoàn toàn chính xác nữa rồi. Bản chất con người là tổng hòa những tính cách phức tạp mà bạn không thể nào phán đoán, nhận xét chỉ thông qua vẻ bể ngoài của họ được…

Người Việt có tính tò mò và thích đưa ra phán xét của mình đối với người khác. Điều này không hề xấu, nhưng nếu quá đà quả thực chẳng tốt chút nào. Thử tưởng tượng xem, trong một giờ học, cứ có bạn nào đứng lên phát biểu bài là y như rẳng những kẻ ngồi dưới sẽ “ném” cho họ lời phán xét không một chút tiếc thương, bất kể là tốt hay xấu. Từ đó mới suy ra cái tính nói xấu sau lưng, thích trọc gậy bánh xe của người Việt.

Ở đây tôi không có ý “vơ đũa cả nắm” bởi lẽ đó là những điều chưa tốt mà tôi quan sát được ngay trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Ngày nay, không ít cô gái thể hiện phong cách đầy mạnh mẽ, cá tính của mình thông qua cách ăn mặc. Những bộ đồ rộng thùng thình, thậm chí chẳng khác nào con trai…khiến nhiều người lầm tưởng rằng tính cách họ cũng như vậy. Người luôn tỏ ra mạnh mẽ nhất đôi khi lại là người mang trong mình trái tim yếu đuối nhất, bởi thế cô ấy phải dùng sự cứng cỏi bề ngoài để che lấp những khoảng trống bên trong tâm hồn mình. Không chỉ quan sát mà phải thật sự thấu hiểu bạn mới có cơ hội khám phá điểm khuất lấp ẩn sâu bên trong một con người, bạn bè hoặc người mà bạn yêu quý.



Cái tôi – đó là sự tự khẳng định những giá trị tốt đẹp của mình đối với toàn xã hội. Ai cũng có trong mình một cái tôi riêng có, không trộn lẫn với bất cứ ai, nhưng quan trọng nó được thể hiện ra ngoài bằng cách nào, hành động ra sao mà thôi. Nếu như người Tây, cái tôi của họ được thể hiện một cách khá rõ ràng, trực tiếp thì người Việt lại khác, nó được giấu kín, ẩn sâu bên trong tầng ý nghĩa của câu nói, thầm chí người ta chỉ dám giữ khư khư cho đến chết. Tại sao vậy? Vì mình kém cỏi ư? Hay sợ nói ra sẽ bị người khác “cười vào mặt”. Tôi không nghĩ như vậy, nguyên nhân một phần nằm trong chính đặc trưng văn hóa dân tộc.

Soi chếu lại lịch sử, có lẽ bạn sẽ hiểu tại sao ta chỉ thích nói sau lưng người khác, ít khi dám thẳng thừng phát biểu quan điểm, trực tiếp nêu lên ý tưởng của riêng mình; bởi lẽ “nếu có chết thì chết chung, tội gì chết một mình”. Văn hóa làng xã, văn hóa cộng đồng đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của ta bao lâu nay, mỗi người kìm nén cá tính của mình lại trong hai chữ “cộng đồng” mà quên đi rằng “cá nhân mới là trung tâm thể để phát triển” dân tộc.

Trong guồng quay của cơ chế thị trường cũng như quá trình hội nhập quốc tế, việc che giấu quan điểm sẽ khiến ta tự đánh mất những cơ hội mới của chính mình. Bởi lẽ bộ quần áo bạn mặc trên người không nói lên bạn là một kẻ giàu sang hay nghèo đói, mà chính cách bạn suy nghĩ, dũng cảm bày tỏ quan điểm của mình sẽ là bằng chứng rõ ràng nhất để khẳng định cái tôi độc lập, độc đáo của bạn đối với người khác, và với cả chính mình.

“Tôi sinh ra không phải để làm một kẻ tầm thường”, đây là câu nói mà tôi vô cùng tâm đắc của diễn giả Trần Đăng Khoa. Nó hòa toàn không phải thể hiện một cái tôi tự cao tự đại, bốc đồng mà được xuất phát từ thái độ thấu hiểu chính mình. Không khó để hiểu tại sao những thanh niên tuổi hai mươi lòng hừng hực ngọn lửa đam mê, sức sống nhưng lại rất dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, chán chường. Nguyên nhân đến từ  cái tôi của họ chưa đủ độ chín chắn cũng như kiên trì để theo đuổi con đường thành công mà họ đã lựa chọn. VIệc dám khẳng định cái tôi – bản ngã riêng có của mình là cách bạn dám trách nhiệm hoàn toàn với cuộc đời, tương lai mà bạn đã lựa chọn.

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất. In dấu lại trong trái tim người khác” .

Tuesday, April 1, 2014

Thói sĩ diện hão

Cô gái: Bác ơi bán cho cháu hai bát cháo thịt nhé.

Bác: Ừ, hai cháu đợi bác một chút, bác xong ngay đây. J

Câu chuyện có lẽ sẽ chẳng có gì đặc biệt, nếu sau  một hồi ngồi tâm sự, chàng và nàng tranh nhau trả tiền khi hai bát cháo vẫn còn đầy.

Bà chủ tỏ vẻ ngạc nhiên: Sao hai cháu không ăn mà bát vẫn còn nguyên vậy?
Chàng trai trả lời cụt lụt, với lòng sĩ diện dâng trào như kẻ chụp được phút giây thể hiện mình: vì người yêu không ăn nên không muốn ăn.

Nhiều người dám nhìn thẳng vào sự thật cho rằng thói sĩ diện là MÓN ĂN BÌNH DÂN của người Việt mà bạn có thể gặp bât cứ nơi nào, ở đâu và bất cứ ai. Người ta sĩ diện trong lúc đi ăn với bạn gái, lúc có tiền môt chút, hay khi mới được thăng chức… Sĩ diện mang đến cho họ cảm giác của lòng kiêu hãnh như được đứng cao hơn người khác một bậc, nhưng thực ra theo tôi ấy là sự ẢO TƯỞNG SỨC MẠNH ĂN HẠI.


Thử tưởng tượng xem, nhiều bạn gái đi ăn với người yêu, rõ ràng kêu đói mà cứ ngồi gắp thức ăn như mèo, nhỏ nhẹ đến “cọng giá phải cắn làm tư” khiến chàng không khỏi lo lắng “hay thức ăn không ngon?”. Chẳng mấy chốc, bạn lại bắt gặp nàng ở nhà, ngồi một mình sụp soạt bát mỳ tôm vì lòng dạ đói cồn cào.  


Trái ngược với người Tây, người Việt đi nhà hàng rất hiếm khi ăn hết thức ăn, thường chỉ nhìn ngắm nó như kiểu “ngán lắm rồi”. Ấy thế, có lúc lại vồ vập từng miếng một khi vào quán Buffe, để rồi trong câu chuyện không vui tại một nhà hàng Thái Lan họ phải để hẳn chữ Việt  to đùng “ Không tiếp khách Việt Nam”. Đồ ăn không có tội! Phải chăng, ta không biết trân trọng sức lao động, của người khác và của chính mình.

“Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Thói sĩ diện giống như một thứ axit vô hình ăn mòn suy nghĩ,  khiến ta phải trói mình trong cái lồng của sự giả tạo, không dám thể hiện cũng như sống thật với chính mình.

Thế nên cũng dễ hiểu tại sao giờ lại có lắm cặp vợ chống chia tay sau khi kết hôn đến như vậy. Đơn giản, khi yêu là giai đoạn nồng cháy nhất, ngọt ngào nhất, cũng là những phút giây tốt đẹp nhất. Nhưng “Vàng chưa thử lửa thì khó mà biết đấy là vàng thật hay giả”. Chỉ đến khi sống cùng nhau, phải sát mặt nhau hàng ngày, chàng mới tá hóa “Ơ,  khi yêu nhau, người yêu  trắng và xinh thế, mà sao giờ  nhìn nàng để mặt mộc lại chẳng được như vậy”. Nàng cũng hết sức bàng hoàng về thái độ anh chồng  khi không còn được ân cần chu đáo và nâng niu như xưa nữa.

Buồn ơi là sầu!

Chẳng phải trỉ trích, chê bai hay lên án một ai, đơn giản tôi chỉ góp một hòn gạch để bạn hiểu và dám nhìn thẳng vào sự thật mà thôi.


Hãy là chính mình, đừng để người khác biến bạn thành một con rối bởi lẽ nếu người yêu bạn chỉ khen bạn lúc trang điểm, lúc xinh xắn nhưng lại phàn nàn khi cô ý để mặt mộc thì bạn biết mình phải làm gì rồi đó. Chia tay sớm  là vừa, đừng để lâu kẻo muộn!

Friday, March 28, 2014

Những ngày cuối tháng ba…

Còn đang mải mê trong giấc mơ mộng mị của ngày thứ bẩy, tiếng chuông báo thức “đáng ghét” cứ kêu inh ỏi làm bạn phải dậy tắt…chỉ còn vài ngày nữa là hế tháng ba rồi sao.

Mùa xuân ở Hà Nội cứ như một cô thiếu nữ đỏng đảnh đến mức khó chịu. Nước mắt của người con gái mới yêu cứ khắc khoải không dứt như những cơn mưa dầm tràn từ ngày này qua ngày khác đến não lòng. Thế rồi, như một định lý tất yếu, sau cơn mưa trời lại sáng, bù đắp cho những trận mưa bất chợt và ướt át là mấy ngày Hà Nội yên ả với nắng nhạt và gió heo may, đủ chạm vào lòng người những xúc cảm xuyến sang.



Hết tháng…? Một cảm giác hối tiếc chạy dọc từ đầu xuống khiến lòng tôi như trĩu lại “cũng được ba tháng tính từ tết rồi đấy nhỉ?” ấy mà tôi chẳng thấy mình học được tí gì có giá trị một chút cả. Mỗi ngày cứ trôi qua trong khối suy nghĩ nhạt nhòa và vô vị của đứa trẻ mới lớn: thái độ làm việc thiếu tập trung, những cảm xúc hời hợt, lo lắng những chuyện đâu đâu để rồi chẳng giúp ích được gì cả. Buồn vì chính mình!

Ai đó hỏi “Đâu là khoảng thời gian quý giá nhất với bạn?”. Tôi nhìn về quá khứ, chìm đắm trong xúc cảm của hạnh phúc đã qua, nhưng không phải. Thế rồi, những dự định trong tương lai bất chợt ùa đến với những kế hoạch hướng đến một cuộc sống tốt đẹp và đầy đủ, và một lần nữa tôi phải thất vọng. Trở về hiện tại, tôi sung sướng tìm thấy “khoảng thời gian quý giá nhất đối với mình là ngay lúc này đây, trong chính phút giây hiện tại này”, nhưng cũng đủ đau xót để nhận ra rằng, nếu không biết trân trọng và tận dụng chắc chắn tôi sẽ đánh mất nó, thời gian sống của tôi sẽ trôi đi một cách vô nghĩa.

Ánh bình minh rớt mình trên từng nhành cây ngọn cỏ, xa xa tlà tiếng còi xe cộ ngoài phố, dòng người hối hả ngược xuôi trong guồng quay của công việc, của “cơm áo gạo tiền”.

Thế nhưng là Con người, dù bạn có mang trong mình bộ máy hoàn hảo nhất thì cũng có lúc cần phải nghỉ ngơi, có thời gian để tu sửa, thêm dầu cho động cơ trước khi tiếp tục một hành trình. Cuộc đời vốn là một bản nhạc kì diệu,mang trong mình những thanh điệu cao và cả nốt trầm.

Trong chuỗi thời gian chật khít với công việc của mình, hãy cố gắng dành riêng cho mình một khoảng lặng nhỏ nhoi, để thư giãn cho thoải mái đầu óc, làm những công việc mình thích, nói chuyện với ai đó bạn yêu mến, lang thang trên con đường vắng…

Cuộc  sống vẫn vậy, từng ngày trôi qua theo quy luật tất yếu của vũ trụ, chỉ riêng có một thứ có thể thay đổi, đó là thái độ và suy nghĩ của con người – sản phẩm hoàn hảo của Thượng đế!
Have a good weekend!  <3 

Thursday, March 27, 2014

GIA ĐÌNH KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ?

Đã bao giờ bạn nhìn xuống đôi chân của mình rồi tự hỏi “thế qué nào mình lại phải mang dép, đeo đẳng cho nó đến hết cuộc đời” chưa? :P (“thằng viết bài này bị điên à, hỏi câu ngu thế, bởi có hàng ngàn lý do để trả lời câu hỏi ngốc xít này, chẳng như đi dép sẽ tránh được một hòn đá hay mẩu kim tiên nào đấy, hay nhu  cầu làm đẹp của con người…).

Hầu hết mọi người đều cho rằng gia đình là tất cả, là giá trí vĩnh viễn tồn tại bên trong mỗi người, cũng giống như đôi dép kia, gia đình sẽ đeo bám cho đến khi bạn “trở về với cát bụi”. Không phủ nhận những giá trị thiêng liêng và cao quý của gia đình trong mối quan hệ với một đứa trẻ từ lúc sinh ra cho tới khi khôn lớn trưởng thành.


Thế nhưng, ở một góc độ khác, đặt vào nếp suy nghĩ và văn hóa của người Việt lâu nay, đôi khi gia đình lại là MỘT GÁNH NẶNG, là rào cản trong việc  xây dựng một cá nhân độc lập. Những câu nói vô thưởng vô phạt như “trách nhiệm thuộc về tập thể, ý thức của mỗi cá nhân” nghe thì có vẻ to tát, nhưng thực ra chả có ý nghĩa gì cả. Nó xuất phát từ một nếp suy nghĩ vô kỉ luật, vô trách nhiệm và văn hóa BẦY ĐÀN của ta lâu nay.

Gia đình không phải là tất cả??? Tại sao vậy? Thử hỏi những em bé đang học cấp 1 xem, một ngày nó phải học nhiêu tiếng, phải thi học sinh giỏi bao nhiêu lần trong năm, phải đi học thêm bao nhiêu môn,…và cuối cùng dành bao nhiêu thời gian để vui chơi, thỏa sức sáng tạo??? Không phủ nhận, người Việt hiếu học, nhưng nhiều khi nó cũng phát từ sự SĨ DIỆN HÃO thì đúng hơn. Bởi lẽ “con của cán bộ mà học dốt thì còn gì nhục bằng!”.

Gia  đình có phải là ÁP LỰC đối với bạn? Bạn đang theo học trường đại học cho bố mẹ chọn hay nó xuất phát từ ước mơ, niềm đam mê? Hãy thú thật với chính mình. Sau khi giải thoát cuộc đời học trò sau chuỗi ngày tháng ôn thi “quằn quại trên đống bài vở” bằng tấm vé vào đại học, có lẽ bố mẹ còn vui mừng hơn tôi nhiều. Đương nhiên là ngoài việc hạnh phúc cho con, hơn cả đó còn là niềm tự hào vô giá khi được KHOE với mọi người.

Wednesday, March 26, 2014

TÌNH YÊU BẮT ĐẦU TỪ CÁI DẠ DÀY

Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!”

Có khi nào bạn say đắm một chàng trai vì những vần thơ, tiếng đàn lãng mạn của người đó? Hay là thổn thức bao đêm chỉ bởi ấy là một anh chàng ga lăng và hào phòng?


Tình yêu là một KẺ LỪA DỐI TRƠ TRÁO từ đầu cho đến cuối câu chuyện. Đây không phải là một lời nói đùa! Cứ thử ngẫm mà xem, mào đầu nó đến với người ta bằng những ngôn từ có cánh cùng với sự kết hợp cử chỉ phi ngôn từ hết sức biểu cảm. Cho dù bạn có xấu bằng trời, thậm chí vẻ đẹp của bạn có thể “ngang tài ngang sức “ với Thị Nở đi chăng nữa, thì “nhìn Thị thế mà có duyên” bởi “trong mắt anh, em là cả thế giới” cơ mà. Có thể nói, giai đoạn đầu của tình yêu là đỉnh điểm của cao trào hạnh phúc với cả chàng trai và cô gái.



Tình yêu giống như miếng mồi nhử chuột, từng ít, từng ít một, kiểu gì bạn cũng bị mắc bẫy. Cái nháy mắt tình tứ của cô gái, hay bàn tay siết chặt của chàng trai là liều thuốc độc vô hình, khiến họ mê mẩn trong men say tình ái, trong khi chưa thật sự hiểu suy nghĩ và tâm hồn của nhau.

Còn nữa, tình yêu bắt đầu từ cái dạ dày ư? Nghe thật buồn cười! Nó phải bắt đầu từ trái tim hay một thứ gì đó thiêng liêng, cao quý hơn cơ chứ!

 Bạn có bao giờ nghĩ điểm cuối của tình yêu là một QUÁN ĂN không? Trong một buổi hẹn hò lãng mạn, hai người ngồi âu yếm, tâm sự một thôi một hồi rất tốn calo, kiểu gì cũng đói, lượn lờ vài vòng đâu đó rồi kết cục lại dừng chân tại một quán chè cháo nào đấy. Thực ra đây là một suy nghĩ hết sức thực tế, bởi chẳng đứa con trai nào muốn lôi một cô nàng xinh đẹp, eo thon, chân dài nhưng khổ nỗi không biết nấu ăn về trình mẹ cả. Tình yêu cũng là sản phẩm của con người, nó bắt nguồn từ quy luật: khi đời sống vật chất chưa được đảm bảo, “cơm chưa lành, canh chưa ngọt” thì cái giá trị xinh đẹp của con người chẳng chóng thì cũng tàn úa.